Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Làng xã và tiếp biến văn hóa ở Việt Nam

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25018




Hướng dẫn phương pháp học tập cho sinh viên

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25053
Tự phê bình và phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp hữu hiệu hình thành nhân cách của sinh viên

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25056






Nghiên cứu sự phát triển tư duy trẻ em lứa tuổi mẫu giáo lớn






The Exploitation of Case Studies in Developing Critical Reading Skills
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/986


           NGUY CƠ UNG THƯ GAN TỪ MÓN TƯƠNG






Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho biết, hiện nay, số người mắc bệnh ung thư của chúng ta tăng lên một cách đáng sợ. Trong rất nhiều nguyên nhân có một nguyên nhân mà dường như ai cũng biết nhưng vì không có cách nào lựa chọn nên người dân vẫn phải chấp nhận.
Đó là: Chúng ta đang phải ăn những thứ chưa được đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng lợn (Salbutamol) thì đã quá rõ nhưng còn một thứ đáng xem xét vì có thể đang tiềm ẩn một nguy cơ đáng sợ. Đó là tương lên men tự nhiên.
Chúng ta biết rằng người Nhật thường xuyên sản xuất rượu Sake nhưng loại vi nấm dùng để đường hoá gạo trong quy trình sản xuất bao giờ cũng là chủng vi nấm Aspergillus oryzae do các nhà khoa học cung cấp.
Về hình thái thì hai loài Aspergillus oryzae và Aspergillus flavus hết sức giống nhau. Ngay các chuyên gia về Nấm học cũng rất khó phân biệt qua kính hiển vi (phải phân loại nhờ phương pháp giải trình tự ADN).

                                                                                                            Giáo sư Nguyễn Lân Dũng
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho biết, hiện nay, số
người mắc bệnh ung thư của chúng ta tăng lên một
cách đáng sợ. Trong rất nhiều nguyên nhân có một
nguyên nhân mà dường như ai cũng biết nhưng vì
không có cách nào lựa chọn nên người dân vẫn phải
chấp nhận.
Đó là: Chúng ta đang phải ăn những thứ chưa được
đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài thuốc
trừ sâu, thuốc tăng trọng lợn (Salbutamol) thì đã quá
Việc thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Triều Nguyễn vào thế kỷ XIX

Biển đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, liên quan trực tiếp đến độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đến sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Biển nước ta chứa đựng nhiều giá trị về kinh tế, là trục giao thông  đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương, chứa đựng tiềm năng kinh tế - du lịch biển to lớn. Nhìn từ góc độ an ninh quốc phòng, biển đảo nước ta là không gian chiến lược đặc biệt quan trọng, là tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, là những điểm tựa, những pháo đài tiền tiêu, là lá chắn vững chắc từ hướng biển. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta cho thấy trong số 14 lần kẻ thù tiến công xâm lược nước ta có tới 10 lần chúng bắt đầu từ hướng biển. Nhớ lại lịch sử và để chúng ta cảm nhận được câu thơ của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo/ Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn. Với vị trí địa lý như thế, bảo vệ và giữ gìn biển đảo trở thành nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
Từ ngày 7/5 đến ngày 16/5/2016, Đoàn cán bộ Học viện Cảnh sát nhân dân được vinh dự tham gia Đoàn công tác số 11 của Quân chủng Hải quân đi thăm, kiểm tra quân dân quần đảo Trường Sa  và Nhà Dàn DK1. Một hành trình hàng trăm hải lý, một trải nghiệm hải trình đầy ý nghĩa để có sự hiểu biết về biển đảo bằng trực giác, bằng cảm nhận từ thực tế với thật nhiều cảm súc dạt dào. Có lẽ hiếm có cơ hội trong cuộc đời mỗi người chúng ta có dịp được đi và trải nghiệm Trường Sa. 10 giờ sáng ngày 7/5/2016 Tàu 996 chở 198 hành khách cùng với các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng rẽ sóng tiến về biển đảo xa xăm. Chúng tôi thật không thể diễn tả hết tâm trạng chờ đợi mong mỏi để được đến với các hòn đảo nơi đầu sóng ngọn gió, vị trí tiền tiêu của Tổ quốc.


Hành trình của Đoàn công tác cập đảo Đá lớn vào lúc 14 giờ ngày 9/5/ 2016, được gặp gỡ, giao lưu cùng các chiến sĩ Hải quân làm nhiệm vụ trên Đảo. Qua làm việc, thăm hỏi, giao lưu, chúng tôi mới thấy hết ý thức trách nhiệm, tình yêu của người lính đối với mỗi hòn đá, mỗi con sóng, giữa nắng gió và bão tố biển khơi. Giữa biển cả mênh mông, nơi chỉ có những con sóng bạc đầu, nơi ngày đêm người lính đảo luôn hướng về đất liền, tiếng cười, giọng nói, cái bắt tay, đôi câu trò truyện như những điều giản dị đời thường nhưng giữa đảo sóng xa xôi ấy lại là niềm mong mỏi, khát khao, chờ đợi…Có lẽ giữa bốn bề dài rộng vô tận của biển cả mỗi chúng ta mới thấy hết cái qúy giá của gọng nói, nụ cười, của những lời động viên chia xẻ. Trong bao la sóng dội ấy có tiếng cười đồng đội, có tình quân dân nồng ấm thân thương, có sự chia xẻ và có cả niềm tin vào sự vững bền của chân lý chủ quyền, của những giá trị thiêng liêng cao cả. Sự cao cả ở đây không chỉ là những khẩu hiệu, những chỉ thị mà là những việc làm rất cụ thể, là sức chịu đựng của những chàng trai lính đảo trước cái nắng nóng của biển đảo, sự chát mặn của biển sâu, những khó khăn, thiếu thốn trăm bề của đời sống vật chất và tinh thần giữa đảo xa vây quanh bốn bề sóng nước…


NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ- XÃ HỘI 

Ở QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA


Quấn đảo Trường Sa của Việt Nam nằm về phía Nam Biển Đông, ở trong khoảng từ 6030’ đến 12000 độ vĩ Bắc, 111000 đến 117020’ độ kinh Đông, cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lý và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) gần 600 hải lý. Đây là quần thể gồm hơn 100 đảo, bãi ngầm, bãi san hô, trải rộng trên vùng biển khoảng 180.000 km2 và án ngữ vùng biển rộng phía Đông Nam nước ta. Căn cứ vào vị trí và khoảng cách giữa các đảo, quần đảo Trường Sa được chia thành tám cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên.
Nhìn chung, các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có diện tích nhỏ (khoảng vài chục héc-ta trở xuống); trong đó, Ba Bình là đảo rộng nhất, có diện tích khoảng 0,6 km2. Về độ cao của các đảo (so với mặt nước biển trung bình) khoảng từ 3 m - 5 m; cao nhất là đảo Song Tử Tây, khoảng từ 4 m - 6 m (lúc thủy triều xuống). Chất đất trên các đảo chủ yếu là cát san hô, có lẫn các lớp phân chim và mùn cây, dày khoảng 5 cm - 10 cm. Một số đảo có mạch nước ngầm, có thể tạo ra các giếng nước ngọt, như: Song Tử Tây, Song Tử Đông, Trường Sa, v.v. Đây là vấn đề rất quan trọng để đưa dân ra sinh sống trên các đảo và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá. Ngoài các đảo nổi, còn có các bãi đá, san hô ngầm, như: Sinh Tồn Đông, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Ken Nan, Đá Lớn, Thuyền Chài, v.v.
Khí hậu ở quần đảo Trường Sa được chia thành hai mùa: mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 5) và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 1 của năm sau) với lượng mưa rất lớn, khoảng hơn 2.500 mm. Các hiện tượng thời tiết cực đoan, như: giông, lốc diễn ra quanh năm và là nơi thường xuyên hứng chịu các cơn bão lớn đi qua.
Thảm thực vật ở quần đảo Trường Sa tương đối phong phú với nhiều loại cây xanh, như: phong ba, mù u, bàng vuông, phi lao và một số dây leo, cỏ dại vùng nhiệt đới. Đặc biệt, trên đảo Song Tử Đông có cả vườn dừa và nhiều cây nhỏ. Nguồn lợi hải sản ở Trường Sa cũng rất đa dạng, bao gồm nhiều loại động vật quý, hiếm và có giá trị kinh tế cao, nhất là tôm hùm, vích và cá ngừ đại dương, v.v.
Từ nhiều thế kỷ nay, Việt Nam là quốc gia đầu tiên phát hiện, quản lý và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa (khi đó còn vô chủ) một cách liên tục, hòa bình theo quy định của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Trên thực tế, Việt Nam đã thành lập tổ chức hành chính nhà nước (cấp huyện) và có người dân sinh sống trên một số đảo, hình thành các xã đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa với nhiều công trình thiết yếu, như: nhà ở, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, chùa chiền cùng hệ thống giao thông, điện, nước, v.v. Trên một số đảo (Song Tử Tây, An Bang, Đá Tây,…), Việt Nam đã thiết lập hệ thống đèn biển để đảm bảo an toàn giao thông hàng hải khu vực. Đặc biệt, tại các đảo Trường Sa, Song Tử Tây, Việt Nam còn có Đài khí tượng hoạt động thường xuyên và được quốc tế công nhận trong mạng lưới Quan trắc khí tượng thế giới.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25062

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

 Văn hóa Phật giáo trong thời đại mới


Phật giáo xuất hiện ở Việt Nam từ những thế kỷ đầu Tây lịch. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, Phật giáo đã có những đóng góp to lớn cho dân tộc về nhiều phương diện. Ngày nay nhân loại đang bước vào thời kỳ đổi mới, những biến đổi trên mọi lĩnh vực về đời sống vật chất và tinh thần, đó là một thách thức thúc đẩy đất nước phát triển trên nhiều phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội… Việc tiếp thu tinh hoa văn hóa xứ người nhưng vẫn bảo vệ giá trị tốt đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc thì việc phát huy vai trò văn hóa Phật giáo nói riêng là vấn đề lớn có ý nghĩa chiến lược.
Qua chứng tích lịch sử cho thấy, văn hóa Phật giáo đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình hình thành nền văn hóa của dân tộc, từ văn hóa hình tượng như thi ca, mỹ thuật cho đến các loại văn hóa phi hình tượng như đạo đức, phong tục, tập quán bao gồm các truyền thống yêu nước của Phật giáo Việt Nam. Điều này không gì phải bàn cãi nhiều trong việc thừa nhận sức sống và vai trò của văn hóa Phật giáo trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc. Điểm vàng son nhất của sự hưng thịnh nền văn hóa Phật giáo là thời đại Lý-Trần và trải dài cho đến hết đầu thế kỷ XIX. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, hệ tư tưởng Phật giáo có những đặc thù riêng và trở nên thứ yếu trong hoạt động văn hóa xã hội, đặc biệt là sự lan tỏa sâu rộng trong tầng lớp bình dân từ đó tạo nên một xu thế dung hòa trong nhận thức.  Điều quan trọng hơn hết, ngay cả những bậc vua chúa, quan lại, nho sĩ trí thức cũng tìm về Phật giáo như một lối sống thanh bạch và giải thoát, một thế ứng xử nhân văn. Nhiều trang thơ văn của Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Ngô Thời Nhậm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trãi… đều in đậm cảm quan Phật giáo hoặc biểu lộ những cảm xúc và cách hình dung về cuộc sống tương đồng với Phật giáo...
Đồng hành cùng lịch sử dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã xác lập nên truyền thống văn hóa thực sự giàu bản sắc. Đến ngày nay, diện mạo và tầm vóc văn hóa của Phật giáo đã được khẳng định và có vị trí vững chắc trong văn hóa dân tộc hiện đại. Một thời đại mới đang mở ra cùng với những thách thức của hội nhập và phát triển, đòi hỏi sự năng động tinh thần Phật giáo trong vai trò phát huy và dung hợp những giá trị nhân bản bền vững của văn hóa Phật giáo Việt Nam trong nền văn hóa dân tộc. Thế nhưng, muốn xác định những vai trò và vị trí của văn hóa Phật giáo Việt Nam trong nền văn hóa dân tộc, trước hết cần thống nhất nhận thức về bản chất Phật giáo, sự tác động chi phối của Phật giáo Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội của quốc gia. Điều đó có nghĩa là văn hóa Phật giáo đương đại phải thích ứng và chứng tỏ được khả năng thâm nhập vào nền văn hóa hiện đại của nước nhà. Nhất là thời đại ngày nay, nền văn hóa dân tộc Việt Nam những bước phát triển và theo đó bản thân của Phật giáo cần phải vận động theo xu thế hiện đại hóa, bắt nhịp và dung hòa với đời sống tư tưởng và tinh thần thế giới. Vì thế, vai trò chính yếu của ngành Văn hóa Phật giáo là phải định hướng về một nền văn hóa dân tộc hiện đại dựa trên căn bản tinh thần Phật giáo Việt Nam...
NHƯ HIỂN

Mời bạn đọc tham khảo bài viết của tác giả Ngô Văn Minh: Phát huy giá trị nhân văn Phật giáo trong xây dựng xã hội mới hiện nay (Đăng trên Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo Số 5 - 2009)

Triết lý nhân sinh Phật giáo 

trong văn học dân gian Việt Nam

Phật giáo du nhập vào nước ta từ những năm đầu công nguyên. Tinh thần bình đẳng, tình thương yêu con người và lý tưởng giải thoát con người khỏi nỗi khổ trong Phật giáo phù hợp với lý tưởng giải phóng của nhân dân ta thời Bắc thuộc. Bởi vậy, Phật giáo đã được nhân dân nhanh chóng tiếp nhận và hòa làm một vào dòng lịch sử dân tộc.

 Người Việt Nam tìm về với Phật giáo như một sự bù đắp khoảng trống tâm linh (Ảnh minh họa).

Trong Phật giáo, tinh thần nhân ái là lẽ sống rất tha thiết gắn bó bền chặt tình cảm, đượm tình người. Câu tục ngữ " đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt" phản ánh điều kiện xã hội đời Lý chắc đã xuất hiện trước thế kỷ XII. "Thương người như thể thương thân" nhân sinh quan này xuất phát từ đức từ bi hỷ xã của đạo Phật biểu hiện một hành vi cao đẹp của lòng thuần từ dân tộc.
Đọc lại ca dao Việt Nam, ai cũng dễ nhận thấy rằng, tư tưởng Phật giáo đã được đề cập đến, trình bày dưới nhiều khía cạnh tình cảm, suy nghĩ khác nhau đã chiếm một số lượng lớn, quan trọng. Chúng ta cũng có thể nói rằng, ngoài tư tưởng Phật giáo, các hệ thống tư tưởng khác - trừ suy tư ban đầu về tín ngưỡng sai lạc, không có một tư tưởng nào, giáo lý nào, đã được nhắc nhở đến nhiều như vậy. Điều này, tự nó đã khẳng định cho chúng ta một điều cốt lõi: tư tưởng Phật giáo đã được mọi người tiếp nhận có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi sinh hoạt hằng ngày của nhân dân, từ lúc xa xưa, vì đã đem, lại được nhiều lợi lạc, an vui cho mọi người.
Đạo Phật là đạo của thực hành hơn là lý thuyết suông bởi nhà Phật đã chỉ ra những hành động hữu ích mà con người nên làm mà nếu đã làm thì nó sẽ mang lại những kết quả như mong muốn.
Dẫu xây chín đợt phù đồ
Không bằng làm phúc cứu cho một người
Truyện cổ tích chủ yếu ra đời và phát triển trong lòng xã hội có giai cấp, với người Việt, chủ yếu là xã hội phong kiến. Trong hàng ngàn năm phong kiến, các tôn giáo phương Đông, đặc biệt là Phật giáo, đã du nhập và có tác động nhất định đến mọi mặt đời sống của nhân dân, là những hình thái ý thức xã hội tồn tại trong xã hội Phật giáo và văn học dân gian (trong đó có cổ tích) chắc chắn có tác động và ảnh hưởng lẫn nhau như truyện Tấm cám, Sọ dừa, Chim tu hú…Trong truyện cổ tích, nhân vật Bụt xuất hiện khá nhiều. Bụt với vai trò của yếu tố thần kỳ, một thủ pháp nghệ thuật quan trọng và quen thuộc của truyện cổ tích trong việc giải quyết số phận nhân vật và sự phát triển của cốt truyện.
Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa và cơ chế thị trường. Người Việt Nam tìm về với Phật giáo như tìm về một sự an ủi trong tinh thần, một sự bù đắp khoảng trống tâm linh do sự phát triển của cơ chế thị trường mang lại. Tinh thần từ bi hỉ xả, từ bi độ lượng, hòa hợp trong quan niệm nghiệp báo luân hồi của Phật giáo.
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần không thể thiếu của một bộ phận nhân dân - Đảng ta đã nhân định. Nhu cầu này được đáp ứng hợp lý cũng là cách để hướng đồng bào sống “tốt đời đẹp đạo”, phát huy những giá trị văn hóa và đạo đức của tôn giáo. Trên cơ sở, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân, không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đoàn kết xung quanh dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiến hành thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
PHẠM OANH

Mời bạn đọc tham khảo bài viết về "Tư tưởng Phật giáo trong truyện Tấm Cám" của tác giả Lê Thị Huệ được đăng tại Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo (Số 4 - 2009):

Tìm hiểu công nghệ ảo hóa và đề xuất mô hình triển khai cho các đơn vị vừa và http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/11574