Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ- XÃ HỘI 

Ở QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA


Quấn đảo Trường Sa của Việt Nam nằm về phía Nam Biển Đông, ở trong khoảng từ 6030’ đến 12000 độ vĩ Bắc, 111000 đến 117020’ độ kinh Đông, cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lý và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) gần 600 hải lý. Đây là quần thể gồm hơn 100 đảo, bãi ngầm, bãi san hô, trải rộng trên vùng biển khoảng 180.000 km2 và án ngữ vùng biển rộng phía Đông Nam nước ta. Căn cứ vào vị trí và khoảng cách giữa các đảo, quần đảo Trường Sa được chia thành tám cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên.
Nhìn chung, các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có diện tích nhỏ (khoảng vài chục héc-ta trở xuống); trong đó, Ba Bình là đảo rộng nhất, có diện tích khoảng 0,6 km2. Về độ cao của các đảo (so với mặt nước biển trung bình) khoảng từ 3 m - 5 m; cao nhất là đảo Song Tử Tây, khoảng từ 4 m - 6 m (lúc thủy triều xuống). Chất đất trên các đảo chủ yếu là cát san hô, có lẫn các lớp phân chim và mùn cây, dày khoảng 5 cm - 10 cm. Một số đảo có mạch nước ngầm, có thể tạo ra các giếng nước ngọt, như: Song Tử Tây, Song Tử Đông, Trường Sa, v.v. Đây là vấn đề rất quan trọng để đưa dân ra sinh sống trên các đảo và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá. Ngoài các đảo nổi, còn có các bãi đá, san hô ngầm, như: Sinh Tồn Đông, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Ken Nan, Đá Lớn, Thuyền Chài, v.v.
Khí hậu ở quần đảo Trường Sa được chia thành hai mùa: mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 5) và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 1 của năm sau) với lượng mưa rất lớn, khoảng hơn 2.500 mm. Các hiện tượng thời tiết cực đoan, như: giông, lốc diễn ra quanh năm và là nơi thường xuyên hứng chịu các cơn bão lớn đi qua.
Thảm thực vật ở quần đảo Trường Sa tương đối phong phú với nhiều loại cây xanh, như: phong ba, mù u, bàng vuông, phi lao và một số dây leo, cỏ dại vùng nhiệt đới. Đặc biệt, trên đảo Song Tử Đông có cả vườn dừa và nhiều cây nhỏ. Nguồn lợi hải sản ở Trường Sa cũng rất đa dạng, bao gồm nhiều loại động vật quý, hiếm và có giá trị kinh tế cao, nhất là tôm hùm, vích và cá ngừ đại dương, v.v.
Từ nhiều thế kỷ nay, Việt Nam là quốc gia đầu tiên phát hiện, quản lý và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa (khi đó còn vô chủ) một cách liên tục, hòa bình theo quy định của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Trên thực tế, Việt Nam đã thành lập tổ chức hành chính nhà nước (cấp huyện) và có người dân sinh sống trên một số đảo, hình thành các xã đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa với nhiều công trình thiết yếu, như: nhà ở, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, chùa chiền cùng hệ thống giao thông, điện, nước, v.v. Trên một số đảo (Song Tử Tây, An Bang, Đá Tây,…), Việt Nam đã thiết lập hệ thống đèn biển để đảm bảo an toàn giao thông hàng hải khu vực. Đặc biệt, tại các đảo Trường Sa, Song Tử Tây, Việt Nam còn có Đài khí tượng hoạt động thường xuyên và được quốc tế công nhận trong mạng lưới Quan trắc khí tượng thế giới.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25062

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm hiểu công nghệ ảo hóa và đề xuất mô hình triển khai cho các đơn vị vừa và http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/11574