Triết lý nhân sinh Phật giáo
trong văn học dân gian Việt Nam
Phật giáo du nhập vào nước ta từ những năm đầu công
nguyên. Tinh thần bình đẳng, tình thương yêu con người và lý tưởng giải
thoát con người khỏi nỗi khổ trong Phật giáo phù hợp với lý tưởng giải
phóng của nhân dân ta thời Bắc thuộc. Bởi vậy, Phật giáo đã được nhân
dân nhanh chóng tiếp nhận và hòa làm một vào dòng lịch sử dân tộc.
Người Việt Nam tìm về với Phật giáo như một sự bù đắp khoảng trống tâm linh (Ảnh minh họa).
Trong
Phật giáo, tinh thần nhân ái là lẽ sống rất tha thiết gắn bó bền chặt
tình cảm, đượm tình người. Câu tục ngữ " đất vua, chùa làng, phong cảnh
Bụt" phản ánh điều kiện xã hội đời Lý chắc đã xuất hiện trước thế kỷ
XII. "Thương người như thể thương thân" nhân sinh quan này xuất phát từ
đức từ bi hỷ xã của đạo Phật biểu hiện một hành vi cao đẹp của lòng
thuần từ dân tộc.
Đọc lại ca dao Việt Nam, ai
cũng dễ nhận thấy rằng, tư tưởng Phật giáo đã được đề cập đến, trình bày
dưới nhiều khía cạnh tình cảm, suy nghĩ khác nhau đã chiếm một số lượng
lớn, quan trọng. Chúng ta cũng có thể nói rằng, ngoài tư tưởng Phật
giáo, các hệ thống tư tưởng khác - trừ suy tư ban đầu về tín ngưỡng sai
lạc, không có một tư tưởng nào, giáo lý nào, đã được nhắc nhở đến nhiều
như vậy. Điều này, tự nó đã khẳng định cho chúng ta một điều cốt lõi: tư
tưởng Phật giáo đã được mọi người tiếp nhận có ảnh hưởng trực tiếp đến
mọi sinh hoạt hằng ngày của nhân dân, từ lúc xa xưa, vì đã đem, lại được
nhiều lợi lạc, an vui cho mọi người.
Đạo Phật
là đạo của thực hành hơn là lý thuyết suông bởi nhà Phật đã chỉ ra những
hành động hữu ích mà con người nên làm mà nếu đã làm thì nó sẽ mang lại
những kết quả như mong muốn.
Dẫu xây chín đợt phù đồ
Không bằng làm phúc cứu cho một người
Truyện
cổ tích chủ yếu ra đời và phát triển trong lòng xã hội có giai cấp, với
người Việt, chủ yếu là xã hội phong kiến. Trong hàng ngàn năm phong
kiến, các tôn giáo phương Đông, đặc biệt là Phật giáo, đã du nhập và có
tác động nhất định đến mọi mặt đời sống của nhân dân, là những hình thái
ý thức xã hội tồn tại trong xã hội Phật giáo và văn học dân gian (trong
đó có cổ tích) chắc chắn có tác động và ảnh hưởng lẫn nhau như truyện
Tấm cám, Sọ dừa, Chim tu hú…Trong truyện cổ tích, nhân vật Bụt xuất hiện
khá nhiều. Bụt với vai trò của yếu tố thần kỳ, một thủ pháp nghệ thuật
quan trọng và quen thuộc của truyện cổ tích trong việc giải quyết số
phận nhân vật và sự phát triển của cốt truyện.
Ngày
nay trong xu thế toàn cầu hóa và cơ chế thị trường. Người Việt Nam tìm
về với Phật giáo như tìm về một sự an ủi trong tinh thần, một sự bù đắp
khoảng trống tâm linh do sự phát triển của cơ chế thị trường mang lại.
Tinh thần từ bi hỉ xả, từ bi độ lượng, hòa hợp trong quan niệm nghiệp
báo luân hồi của Phật giáo.
Tín ngưỡng, tôn giáo
là nhu cầu tinh thần không thể thiếu của một bộ phận nhân dân - Đảng ta
đã nhân định. Nhu cầu này được đáp ứng hợp lý cũng là cách để hướng
đồng bào sống “tốt đời đẹp đạo”, phát huy những giá trị văn hóa và đạo
đức của tôn giáo. Trên cơ sở, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân,
không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đoàn kết xung quanh dưới sự lãnh
đạo của Đảng, tiến hành thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh”.
PHẠM OANH
Mời bạn đọc tham khảo bài viết về "Tư tưởng Phật giáo trong truyện Tấm Cám" của tác giả Lê Thị Huệ được đăng tại Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo (Số 4 - 2009):
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét