Văn hóa Phật giáo trong thời đại mới
Phật
giáo xuất hiện ở Việt Nam từ những thế kỷ đầu Tây lịch. Trải qua hàng
ngàn năm tồn tại và phát triển, Phật giáo đã có những đóng góp to lớn
cho dân tộc về nhiều phương diện. Ngày nay nhân loại đang bước vào thời
kỳ đổi mới, những biến đổi trên mọi lĩnh vực về đời sống vật chất và
tinh thần, đó là một thách thức thúc đẩy đất nước phát triển trên nhiều
phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội… Việc tiếp thu tinh hoa văn hóa xứ
người nhưng vẫn bảo vệ giá trị tốt đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc thì
việc phát huy vai trò văn hóa Phật giáo nói riêng là vấn đề lớn có ý
nghĩa chiến lược.
Đồng hành cùng lịch sử dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã xác lập nên truyền thống văn hóa thực sự giàu bản sắc. Đến ngày nay, diện mạo và tầm vóc văn hóa của Phật giáo đã được khẳng định và có vị trí vững chắc trong văn hóa dân tộc hiện đại. Một thời đại mới đang mở ra cùng với những thách thức của hội nhập và phát triển, đòi hỏi sự năng động tinh thần Phật giáo trong vai trò phát huy và dung hợp những giá trị nhân bản bền vững của văn hóa Phật giáo Việt Nam trong nền văn hóa dân tộc. Thế nhưng, muốn xác định những vai trò và vị trí của văn hóa Phật giáo Việt Nam trong nền văn hóa dân tộc, trước hết cần thống nhất nhận thức về bản chất Phật giáo, sự tác động chi phối của Phật giáo Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội của quốc gia. Điều đó có nghĩa là văn hóa Phật giáo đương đại phải thích ứng và chứng tỏ được khả năng thâm nhập vào nền văn hóa hiện đại của nước nhà. Nhất là thời đại ngày nay, nền văn hóa dân tộc Việt Nam những bước phát triển và theo đó bản thân của Phật giáo cần phải vận động theo xu thế hiện đại hóa, bắt nhịp và dung hòa với đời sống tư tưởng và tinh thần thế giới. Vì thế, vai trò chính yếu của ngành Văn hóa Phật giáo là phải định hướng về một nền văn hóa dân tộc hiện đại dựa trên căn bản tinh thần Phật giáo Việt Nam...
NHƯ HIỂN
Mời bạn đọc tham khảo bài viết của tác giả Ngô Văn Minh: Phát huy giá trị nhân văn Phật giáo trong xây dựng xã hội mới hiện nay (Đăng trên Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo Số 5 - 2009)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét